version="1.0"?>
- 1 d. 1 Cạnh dày của vật, ở phía đối lập với lưỡi, răng. Sống dao. Sống cưa. Trở sống cuốc đập tơi đất. 2 (dùng trước d., trong một số tổ hợp). Phần nổi gồ lên theo chiều dọc ở giữa một số vật. Sống lá. Sống lưng*. Sống mũi*.
- 2 I đg. 1 Tồn tại ở hình thái có trao đổi chất với môi trường ngoài, có sinh đẻ, lớn lên và chết. Cây cổ thụ sống hàng trăm năm. Người sống hơn đống vàng (tng.). Sự sống của muôn loài. Cứu sống (cứu cho được sống). 2 Ở thường xuyên tại nơi nào đó, trong môi trường nào đó, trải qua ở đấy cuộc đời hoặc một phần cuộc đời của mình. Sống ở nông thôn. Cá sống dưới nước. Sống lâu năm trong nghề. 3 Duy trì sự sống của mình bằng những phương tiện vật chất nào đó. Sống bằng nghề nông. Kiếm sống. 4 Sống kiểu nào đó hoặc trong hoàn cảnh, tình trạng nào đó. Sống độc thân. Sống những ngày hạnh phúc. Sống thừa. Lẽ sống. 5 Cư xử, ăn ở ở đời. Sống thuỷ chung. Sống tử tế với mọi người. 6 Tồn tại với con người, không mất đi. Một sự nghiệp sống mãi với non sông, đất nước.
- II t. 1 Ở trạng thái còn , chưa chết. Bắt sống đem về. Tế sống. 2 Sinh động, như là thực trong đời sống. Vai kịch rất sống. Bức tranh trông rất sống.
- 4 t. 1 Chưa được nấu chín. Thịt sống chưa luộc. Khoai sống. (Ăn) rau sống*. Cơm sống. 2 (Nguyên liệu) còn nguyên, chưa được chế biến. Vôi sống. Caosu sống. Da sống chưa thuộc. 3 (kng.). Chưa thuần thục, chưa đủ độ chín. Câu văn còn sống. 4 Chưa tróc hết vỏ hoặc chưa vỡ hết hạt khi xay. Mẻ gạo còn sống, lẫn nhiều thóc. Cối tốt, gạo không sống, không nát. 5 (kng.; dùng phụ sau đg., trong một số tổ hợp). (Chiếm đoạt) trắng trợn. Cướp sống.